VNINDEX đã có tuần điều chỉnh giảm điểm đầu tiên sau 3 tuần tăng liên tiếp do áp lực chốt lời diện rộng.
Điểm tích cực là Dư mua (tổng khối lượng mua- tổng khối lượng bán) xuất hiện trên HOSE 4 tuần liên tiếp dù khối lượng dư mua nhỏ dần, trong đó nhóm vốn hóa lớn VN30 có dư mua trong khi nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML có dư bán.
Tuần mới cần theo dõi hoạt động của nhóm vốn hóa lớn và áp lực chốt lời mạnh đến đâu.
Điểm nổi bật trong tuần trước
VNINDEX đóng cửa tuần thứ 24 của năm 2022 với 3 phiên tăng, 2 phiên giảm, mất đi 3,9 điểm tương đương 0,3% đóng cửa tại 1.284,08 điểm.
Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 16.213 tỷ đồng, tăng 4% so với tuần trước đó nhưng tăng đến 16% so với trung bình 5 tuần trước đó.
Hành vi của các nhóm nhà đầu tư: Nhà đầu tư cá nhân trong nước và Nước ngoài mua ròng, Tổ chức trong nước và Tự doanh bán ròng.
Xu hướng Dòng tiền: Tỉ trọng phân bổ dòng tiền chuyển hướng tăng vào nhóm Dầu khí, Hóa chất, Điện nước xăng dầu khí đốt, giảm ở nhóm Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán.
Nhóm ngành đáng chú ý trong tuần: Dầu khí
Sức mạnh dòng tiền: Dòng tiền tăng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML, giảm ở cổ phiếu vốn hóa lớn VN30. Điều này cho thấy áp lực bán cổ phiếu vừa và nhỏ là mạnh khi VNINDEX điều chỉnh.
Nước ngoài: mua ròng 757 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 600 tỷ đồng.
Điểm nổi bật trong tuần này
Đáo hạn phái sinh và tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs: nhiễu động ngắn hạn
Ngày thứ 5 tuần sau là phiên đáo hạn phái sinh, tại phiên đóng cửa thứ 6 ngày 10/6, chênh lệch giữa VN30 và chỉ số phái sinh VN30F2206 là 14,59 điểm.
Các quỹ ETFs là MVIS ETF, FTSE ETF sẽ hoàn thành tái cơ cấu danh mục của mình vào thứ 6 ngày 17/6.
Việc chốt phái sinh và các quỹ tái cơ cấu có thể tạo ra nhiễu động trong phiên.
Môi trường quốc tế: Cả thế giới dõi theo FED
FED sẽ có cuộc họp và quyết định về lãi suất trong thứ 5 giờ Mỹ, thứ 6 giờ Việt Nam tuần sau. Đây là quyết định quan trọng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và thị trường toàn cầu nếu bất ngờ xảy ra.
Khuyến nghị
Dòng tiền đang có sự dịch chuyển và phân hóa tương đối mạnh khi nhóm cổ phiếu đi ngược xu hướng thị trường và hút dòng tiền trước đây như phân bón, thủy sản, vận tải- logistics, cổ phiếu phòng thủ … đang có dấu hiệu phân phối và bị chốt lời mạnh mẽ do các yếu tố hỗ trợ như giá phân bón đảo chiều, phí cước vận tải giảm, giá xuất khẩu cá tra giảm ….
Ngược lại, dòng tiền đang quay trở lại các nhóm cổ phiếu bị bán mạnh trước đây và mới hồi phục. Trong đó trọng tâm là nhóm Khu công nghiệp khi hàng loạt các cổ phiếu lớn đều hút dòng tiền trong tuần qua như GVR, IDC, KBC, VGC, SZC … Ngoài ra, các cổ phiếu bất động sản giảm sâu cũng đang cho thấy dấu hiệu quay trở lại hồi phục.
Thực tế, việc dịch chuyển dòng tiền hiện tại là tín hiệu tích cực, cho thấy nhóm cổ phiếu tăng nóng bị chốt lời và dòng tiền quay trở lại nhóm giảm mạnh, định giá hấp dẫn, kỳ vọng xu hướng này có thể tiếp tục trong thời gian tới.
Đây đang là giai đoạn thị trường tăng trong nghi ngờ, dòng tiền hưng phấn chưa có dấu hiệu xuất hiện, vì vậy vẫn là giai đoạn tốt cho nhà đầu tư có thể thực hiện giải ngân, tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các phiên rung lắc.
Mặc dù vậy, không nên tham gia nhóm cổ phiếu đã tăng quá nóng trước đây như phân bón, thủy sản, vận tải- logistics, cổ phiếu phòng thủ …mà tranh thủ giống lãnh đạo các doanh nghiệp nêu trên chốt lời vùng giá cao.
Chiến lược đầu tư
Đối với nhà đầu tư ngắn hạn: Mua tích lũy chờ thị trường bật tăng.
Đối với nhà đầu tư dài hạn: Đây là giai đoạn tích sản phù hợp với nhà đầu tư giá trị, cũng như nhà đầu cơ ngắn hạn đợi thị trường bật tăng trở lại.
Nếu bạn cần cơ cấu danh mục hiện tại, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên viên môi giới để được giúp đỡ.